Tập tính Kỳ_giông_khổng_lồ_Nhật_Bản

Kỳ giông khổng lồ của Nhật Bản, giới hạn trong các suối nước lạnh và trong, sống hoàn toàn dưới nước và sinh hoạt về đêm. Không giống như những loài kỳ giông khác rụng mang sớm trong chu kỳ sống của chúng, chúng chỉ ngoi đầu lên mặt nước để lấy không khí mà không mạo hiểm ra khỏi nước và lên mặt đất. Ngoài ra do kích thước lớn và thiếu mang, chúng bị hạn chế ở khu vực nước chảy và chứa nhiều oxy.[3] Khi bị đe dọa, loài kỳ nhông này có thể tiết ra một chất màu trắng đục có mùi mạnh có mùi giống như sơn tiêu Nhật Bản (Zanthoxylum piperitum), vì thế tên của nó trong tiếng Nhật là cá sơn tiêu khổng lồ. Loài này có thị lực rất kém, và sở hữu các tế bào đặc biệt cảm giác bao phủ da của nó, chạy từ đầu đến chân. Những tế bào cảm giác có hình dạng như lông phát hiện rung động nhỏ trong môi trường, và khá giống với các tế bào lông của tai trong của con người. Tính năng này cần thiết để giúp nó săn mồi do thị lực kém của nó. Loài kỳ giông này ăn chủ yếu là côn trùng, ếch nhái và cá. Nó có quá trình trao đổi chất chậm và thiếu các đối thủ cạnh tranh tự nhiên. Nó là một loài sống lâu, với cá thể nuôi nhốt sống lâu kỷ lục ở Natura Artis Magistra, Hà Lan, sống đến 52 năm.[2] Trong tự nhiên chúng có thể sống đến 80 năm.

Một cặp Kỳ giông khổng lồ Nhật Bản nuôi nhốtHộp sọ của Andrias japonicus

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kỳ_giông_khổng_lồ_Nhật_Bản http://cypertspace.com/?p=252 http://calphotos.berkeley.edu/cgi/img_query?query_... http://www.bunka.go.jp/bsys/maindetails.asp?regist... http://www.educatedearth.net/video.php?id=2620 http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/ky-giong-kho... http://research.amnh.org/herpetology/amphibia/refe... http://amphibiaweb.org/cgi-bin/amphib_query?query_... http://www.arkive.org/species/GES/amphibians/Andri... http://news.bbc.co.uk/2/hi/science/nature/8497330.... https://archive.is/20120729214331/http://www.bunka...